Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Trịnh Huyền
bồ bặc 匍匐
◎ Nôm: 暴匐 Viết nhầm do gần âm. [Schneider 1987: 384]. bồ bặc: bò lê trên mặt đất, sau trỏ nghĩa quy phục, nên hậu kỳ còn được viết là 匍伏 và 俯伏 (phủ phục). bồ 匍 là nguyên từ của (bò lê). Kinh Thi phần Đại nhã bài Sinh dân có câu: “ấy thực bò lê, lên gò lên núi” (誕實匍匐,克岐克嶷). Chu Hy chua: “bồ bặc: tay chân cùng bò” (匍匐,手足并行也). Kinh Thi phần Bắc phong bài Cốc phong ghi: “Phàm dân có tang, bồ bặc đến cứu” (凡民有喪,匍匐救之). Trịnh Huyền viết lời tiên rằng: “bồ bặc: ý nói hết sức vậy” (匍匐,言盡力也) [Hướng Hy 1988: 339]. bồ bặc đối với ân cần, đều là các từ gốc Hán. Nghĩa “hết sức” gần nghĩa với ân cần, nghĩa “quỵ luỵ” trái với ân cần, đều lọn nghĩa. Phiên khác: bạo bặc: bội bạc [ĐDA 1976: 790], bạo bặc: nhiệt tình, vồ vập [NQH 2006: 29], bao bọc [MQL 2001: 962-963]. Nay theo Schneider.
đgt. <từ cổ> hết sức giúp đỡ. Những kẻ ân cần khi phú quý, hoạ ai bồ bặc khuở gian nan. (Bảo kính 139.4).